-
Văn khấn bà chúa cây đa 13 gốc cách sắm lễ tại Hải Phòng
Tiểu sử bà cây đa - Bà Chúa Năm Phương
Bà giáng sinh vào nhà họ Vũ tại làng cổ Gia Viên (xưa có tên là làng Cấm), thuộc tổng Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, nay thuộc Phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Vốn là người đảm đang mọi bề, trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược, Đức Ngô Vương Quyền phong bà làm nữ tướng lo việc quân lương trong trận thủy chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Kháng chiến kết thúc, Đức Ngô Vương phong cho bà tước hiệu Ngô Vương Vũ Quận Chúa; người dân gọi bà là Quyến Hoa Công chúa.
Năm 1924, Vua Khải Định sắc phong cho bà là “Ngũ Phương Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần” và sắc chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.
Những câu truyện linh thiêng về bà chúa năm Phương
Trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã thắp hương khấn nguyện và đã được Bà phù trợ đánh thắng giặc giặc Mông-Nguyên trên sông Bạch Đằng.
Chúa bà vốn là một vị tiên nữ trên Thiên Đình, được lệnh giáng trần để phù dân hộ quốc. Khi hồi thiên, Chúa bà được giao cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương, do vậy nên được tôn hiệu xưng là Chúa Bà Ngũ Phương Vũ Quận.
Chúa bà hiển linh, ngự khắp nơi khắp cảnh trong năm phương trời đất, dạo chơi khắp chốn. Vào lúc canh ba giờ Tí, bà hiện hình ra người mỹ nữ cung nga, gọi xe kéo rong chơi, rồi lại đi về đến “Cây Đa mười ba gốc” là nơi chúa bà hiển linh.
Chúa bà thẳng tay trừng trị kẻ ngang ngược, nhạo báng, điêu ngoa. Chuyện kể rằng, vào thời Pháp thuộc có một me Tây (vợ của ông chủ Nhà máy cơ khí Robert) bị Chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy không yên, phải đến kêu van, sám hối cửa Chúa mới được Chúa tha cho khỏi.
Bà Cháu Năm Phương là người được giao quyền cai quản năm phương trời đất, ngũ phương bản cảnh bản xứ ngũ phương nên được người dân nước ta thờ phụng ở rất nhiều nơi như:
1. Đền Cây Đa 13 gốc
Nói đến những nơi thờ Bà Chúa Năm Phương thì có rất nhiều nơi thờ phụng bà, nhưng nơi thờ bà được nói đến đầu tiên là đền cây đa 13 gốc nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Ngay dưới gốc đa có một miếu thờ, bên trong có một bia đá khắc chữ Hán Nôm. Ngôi miếu này được dựng lên và thờ Đức Thổ Vương – người đã có công giúp nhân dân khai hoang, lập ấp. Bên cạnh đó, người dân còn cho biết, ngôi miếu còn thờ các quan, cô, cậu, thần và các vong hồn.
Bên cạnh đó, người dân Hải Phòng còn tin rằng đền cây đa này được Bà Chúa Năm Phương ngự trị, nên cứ như một phong tục lâu đời, mỗi tuần rằm, ngày lễ, Tết, người dân đều đến đây hương khói, lễ Chúa Bà Năm Phương và cầu khấn bình an.
Theo truyền thuyết về sự hiển linh của Chúa Năm Phương của đền cây đa 13 gốc: thì vào thời Pháp thuộc, có người phu xe đứng chờ khách ở gần đền cũ vào lúc nửa đêm, bỗng thấy có người con gái mặc quần áo trắng cùng 2 cô hầu cận gọi xe về khu vực xóm Trại. Khi người phu xe chở đến cây đa 13 gốc, bỗng người con gái và 2 cô hầu cận biến mất, trên xe chỉ còn lại tiền âm phủ. Người ta cho rằng người con gái đó chính là Chúa Năm Phương. Và cây đa 13 gốc là điểm dừng chân cuối cùng của bà. Đây cũng chính là nơi được coi là Bà chúa Năm Phương hiển linh về ngự. Chính từ truyền thuyết này mà nơi đây đã trở thành nơi thờ Chúa Năm Phương.
Vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa danh mang tính tâm linh thiêng liêng, được người dân trong vùng và người dân khắp nơi về lễ Chúa Năm Phương chủ yếu là tại đây. và còn đặt cho nơi đây với cái tên bà chúa cây đa 13 gốc
Văn khấn bà chúa cây đa 13 gốc
Văn khấn bà chúa cây đa 13 gốc còn được mọi người gọi với nhiều tên gọi khác như văn khấn bà chúa Năm Phương, văn khấn cây đa 13 gốc
Các bạn Lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm nữa thì lạy 20-50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ Khấn, đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:
Con xin kính lễ
Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả
Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thành hoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự))
Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận
Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)
Khấn xin Chúa Bà độ cho mình những việc gì đó:
Nên cầu gì khi đi lễ chúa bà Năm Phương
Chúa Năm Phương thường ngự về trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu chúa sau Tam Vị Chúa Mường.
Chúa ngự về thường mặc áo trắng (hoặc có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ diện) làm lễ khai cuông rồi cầm tiền tung lên trên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ (ở một số nơi khác còn hầu chúa về múa quạt hoặc múa mồi). Vì vậy, khi đi lễ chúa, người ta lại đến xin cô sức khoẻ bình an, yên căn yên số.
Dân gian truyền tai nhau rằng, chúa bà Năm Phương rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa chúa chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng bà vang lừng khắp nơi nơi.
Năm phương lộc Chúa vô vàn
Trước tiên sức khoẻ bình an lộc dài
Lộc Chúa chẳng quản một ai
Ai mà kính Chúa, tiền tài đề đa
Ai bị quỷ quái ma tà
Kêu cầu phép Chúa, thế mà lại yên
Chúa cho mọi thứ chu viên
Gia đình hưởng lộc, lắm tiền giầu sang
Năm phương lộc Chúa rõ ràng
Nhất tâm cửa Chúa lại càng thanh tao
Chúa cho nức tiếng anh hào
Đồng sang bóng sáng, ai nào dám hơn
Đời đời ghi nhớ công ơn
Bạch Hoa Công Chúa, giang sơn thái hoà
Nên:
Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ
Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và gia tiên
Thì sẽ hiệu quả hơn việc chỉ kêu cầu mà không sắm hối hay hứa tu sửa lỗi lầm.
Khi đến lễ bái, hãy thể hiện thành tâm, biết đến, tin vào Tâm linh, điều đó giúp cho cả Âm dương nhà chúng ta được lợi lạc. Cách khẩn cầu đơn giản này để các bạn tham khảo. Còn nếu có thày tâm linh giỏi đi kêu tấu hộ thì tùy duyên từng việc sẽ có lễ, tấu chi tiết khác.
Bài văn khấn dành cho các bạn sát căn chúa bà Năm Phương
Con Nam Mô A Di Đà Phật…
Con Nam Mô A Di Đà Phật…
Con Nam Mô A Di Đà Phật…
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương…
Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế…
Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh…
Con lạy Tam Vị Thánh Mẫu…
Con lạy Hội đồng Trần Triều Hiển Thánh…
Con lạy Hội đồng Chúa Bói, Chúa Chữa, Chúa Mán, Chúa Mường…
Con lạy Ngữ Vị Tôn Quan…
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà…
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Hoàng…
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô…
A Di Đà Phật – Con lạy Chư vị bản cảnh, Hộ pháp nơi đền…
Ngày hôm nay con mang miệng về tâu mang đầu về bái yết trước cửa nhà ngài, trước cửa Mẫu cửa Chúa. Con lòng thành dâng lên hoa trà quả thực (đọc như thế nếu là đồ chay) hoặc trên chay dưới mặn (nếu có cả đồ mặn), kính cẩn dâng lên bề trên, kính mong bề trên soi xét cho con.
Đầu con còn xanh tuổi con còn trẻ, văn con không hay chữ con không giỏi, con chỉ có tấm lòng thành mà nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, về đây dập đầu trước bề trên.
Nếu con có làm gì sai phạm mong Mẫu mong Chúa giơ cao đánh khẽ cho con, khai sáng tâm trí cho con để con biết đường mà lội biết lối mà đi.
Con mong bề trên giáng li giáng lai giáng báo cho đệ tử họ…. con là ……(đầy đủ họ tên) biết được thế nào là quyền ngài phép thánh
Cho con được biết con phải đi đến đâu, phải làm thế nào để hiểu được con đường tu tập
Cho con gặp được đồng anh lính chị, đồng thầy đạo quan dẫn dắt con trên con đường đạo lối
Để con có thể an tâm an tính con tu tỉnh làm ăn; cho con có ngân có xuyến có sức khoẻ dồi dào
Để con kiếm được đồng tiền bát gạo; để con có thể báo đáp công ơn phụng dưỡng mẹ cha và tỏ tường phụng sự tiên thánh.
Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy… Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám…
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật…
Sắm lễ cúng bà chúa cây đa 13 gốc đúng cách
Năm phương quyền phép tỏ tường
Thu ba hồn phách chẳng nường kẻ gian
Rồi sau vận hạn bần hàn
Mời thầy thỉnh thánh vái van kêu cầu
Dâng Chúa hài xảo nón dâu
Hoa tươi bánh kẹo, cau trầu đầy mâm
Rồi sau Chúa mới xét tâm
Có tâm có đức có tầm Chúa ban
Khi đi lễ bà chúa, các bạn có thể tuỳ tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính. Lễ nên sắm theo số lẻ. Nếu có điều kiện thì dâng lễ mặn, không thì dâng lễ chay. Có điều kiện hơn thì dâng chúa nón hài, tiền vàng, cau trầu. Đặc biệt: Nhớ mang theo cái Tâm đi.
Nếu không có điều kiện thì chỉ cần nén hương đến tâu chúa vẫn chứng các bạn nhé. Thành tâm bát nước cơi trầu 3 nén nhang, Chúa chứng tâm thì xin 1 đài cũng được. Có những đồng nhân phụng sự Thánh trên 20 năm mà chỉ khi đi hầu đồng mới có lễ mặn, còn không hầu thì chỉ cần hoa quả và đặt chút giọt dầu.
Nói chung là lễ tại tâm mình, có đến đâu tâu đến đó. Lễ đầy đủ ở đây có rất nhiều nghĩa, không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là tốt. Lễ mỏng tâm thành, tuỳ tâm biện lễ chứ không cần cao sang.
Các bạn đi lễ chúa bà cũng cần nhớ: Bà chỉ cần các ghế sống ở đời, phàm làm việc gi cũng cần có cái tâm, mâm cao cỗ đầy mang lễ bà mà sống bất lương, không có lòng thương người sa cơ hoạn nạn thì cũng chẳng ích gì. Nhưng người tâm tính thiện lương, biết tu nhân tích đức, hiếu thuận với cha mẹ ông bà, hoà mục với mọi người thì dù chỉ có nén nhang, chén nước Chúa cũng vui mà phù hộ.
Xem Thêm:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 06:05 PM.
Ý nghĩa của lăng mộ đá là gì? Lăng mộ theo quan niệm dân gian nó giống như ngôi nhà của người quá cố… Đối với tâm linh của người Việt thì con người khi mất không phải là đã kết thúc mà chỉ là đi...
Báo giá lăng mộ bằng đá tự nhiên được thi công tại thái bình